Vì sao khán giả “chuộng” bình luận viên online hơn nhà đài?

Hiện nay, chất lượng bình luận viên (BLV) bóng đá đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người hâm mộ. Có ý kiến cho rằng BLV nhà đài cần phải thay đổi phong cách để thích nghi với thời đại công nghệ 4.0 khi có không ít bộ phận khán giả đã lựa chọn theo dõi phần bình luận từ các BLV của trang web “lậu”.

Giá trị của BLV chính thống

Chất lượng của BLV được xem là thước đo để khán giả lựa chọn theo dõi các trận bóng đá trên màn ảnh nhỏ. Không chỉ có BLV chính thống, mà ngay cả BLV online từ các trang web “lậu” cũng có không ít khán giả lựa chọn để theo dõi.

Khi bóng đá trở nên phát triển hơn và đại đa số các gia đình đều đã có tivi vào những năm đầu thế kỷ 21, những đài truyền hình lớn của Việt Nam đã mua bản quyền của các giải bóng đá hàng đầu châu Âu. Kể từ đó các thế hệ BLV chính thống cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn và họ vẫn giữ được chất giọng truyền cảm, bắt tai cũng như có nền tảng kiến thức sâu rộng.

Điều khiến người hâm mộ đánh giá cao những BLV nhà đài trong quãng thời gian đó chính là họ có thể bộc lộ cảm xúc trong từng pha bóng, tông giọng có thể được đẩy lên cao trào hoặc lắng xuống tùy vào diễn biến của trận đấu. Dù có giàu cảm xúc hay có niềm đam mê cháy bỏng đến đâu đi nữa thì họ vẫn giữ được sự chuẩn mực, nghiêm túc của những người làm nghề chính thống.

Vì sao khán giả “chuộng” bình luận viên online hơn nhà đài?

Sự lên ngôi của BLV online

Trong những năm đầu thập niên 2010, sự lên ngôi của các thiết bị thông minh như smartphone, laptop, máy tính bảng ra đời, cùng với đó là những chiếc tivi cũ kỹ sử dụng sóng ăng-ten được thay thế bởi truyền hình cáp và Smart Tivi. Điều này khiến người hâm mộ lại có thể lựa chọn nhiều nền tảng khác nhau để thưởng thức các trận bóng đá.

Trong những năm đầu tiên truyền hình tiếp cận với NHM bóng đá, các đài truyền hình sử dụng hình thức quảng bá miễn phí và hầu hết khán giả không cần phải chi trả bất kỳ khoản phí nào. Điều này vô tình tạo nên một tâm lý thích xem “chùa” của đại đa số người dân Việt Nam. Khi nắm bắt được tâm lý đám đông, các trang web “lậu” cũng đã ra đời và phát sóng các trận bóng đá có chất lượng không thua kém so với các đài truyền hình chính thống.

Ở các trang web “lậu”, có những người bình luận tiếng Việt được gọi với những danh xưng là BLV online, BLV “lậu” hay BLV không chính thống. Lý do khiến nhiều người hâm mộ lựa chọn xem bóng đá trên nền tảng này một phần bởi đội ngũ BLV online cũng có chất giọng không thua kém một BLV nhà đài. Khi xem các trang web này, khán giả cũng sẽ được tương tác và trò chuyện với BLV ngay trong buổi bình luận trực tiếp, đây là điều mà nhóm BLV chính thống không có được trên sóng truyền hình.

Vì sao khán giả “chuộng” bình luận viên online hơn nhà đài?

Số lượng BLV tăng chóng mặt trong những năm gần đây

Một lý do khác thu hút khán giả xem web “lậu” chính là các BLV online được sống trong một môi trường không bị ép vào trong một khuôn khổ quá gò bó như BLV chính thống. Họ có thể thoải mái dùng những câu từ cảm xúc mang tính chủ quan, tự do đưa ra quan điểm cá nhân, đôi khi nhóm BLV này lại có những ngôn từ đi quá giới hạn, thậm chí là văng tục. Thế nhưng điều đó mang lại cảm giác thích thú với khán giả, nhất là với đối tượng những người trẻ tuổi bởi các câu từ mà những BLV online sử dụng lại gần gũi, quen thuộc với cuộc sống đời thường.

Chắc hẳn những BLV chính thống sẽ phải “chạnh lòng” khi BLV online đáp ứng đúng thị hiếu đám đông. Cuộc hành trình để được làm việc ở nhà đài thật sự không dễ dàng với các BLV bởi họ phải trải qua rất nhiều vòng trong những buổi casting. Chưa kể đến việc họ còn phải vượt qua rất nhiều ứng viên khác để có thể bước vào trong cabin bình luận trận bóng đá, đó cũng là ước mơ của biết bao nhiêu người có niềm đam mê với quả bóng tròn.

Vì sao khán giả “chuộng” BLV online hơn nhà đài?

Một BLV chính thống từng làm việc tại đài truyền hình K+ chia sẻ rằng anh có một cảm giác hết sức lo ngại khi tần suất của các BLV online quá lớn có thể ảnh hưởng đến cách xem bóng đá thuần túy của đám đông khán giả. Những câu nói đùa theo dạng “trending” thu hút lại có thể khiến bộ phận rất lớn các khán giả có cách hiểu sai lệch về thông tin được BLV online truyền tải bởi đôi khi có những câu từ lòng ghép vào bóng đá không thật sự hợp lý.

Trong khi đó, con đường để trở thành một BLV online lại hết sức dễ dàng khi nhóm BLV này chỉ cần có chất giọng tốt, khả năng ăn nói hoạt ngôn, khéo léo mà không đòi hỏi nhiều về chuyên môn và đôi khi họ cũng không cần phải trau dồi thêm kiến thức. Đây cũng là con đường mà rất nhiều bạn trẻ đang theo đuổi để trở thành một BLV bóng đá.

Mặc dù vậy, không phải bất kỳ BLV online nào cũng đi theo “lối mòn” không cần nhiều chuyên môn bởi vẫn còn đó cũng có một số BLV không chính thống có nền tảng kiến thức rất tốt và không hề thua kém BLV nhà đài. Thực tế đã cho thấy có một số trang web “lậu” được lòng khán giả bởi không dùng những câu từ vi phạm thuần phong mỹ tục, sẵn sàng loại bỏ những từ ngữ phản cảm và họ cũng làm việc hết mình vì đam mê.

Vì sao khán giả “chuộng” bình luận viên online hơn nhà đài?

Vẫn có những BLV online chất lượng như Batman và Cáp Tần

Dẫu cho các trang web “lậu” có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng bởi hành vi vi phạm pháp luật, khán giả vẫn chuộng những BLV online hơn BLV nhà đài. Có vẻ nghề BLV bóng đá ở Việt Nam có bước “tụt lùi” nhưng chính những bộ phận BLV online đã khiến BLV nhà đài phải “ngẫm” lại. Họ cần phải thay đổi phong cách bình luận với hy vọng có thể mang khán giả trở lại với truyền hình chính thống như trước đây.

Vẫn còn đó những cơ hội để các BLV nhà đài có thể tìm lại được chỗ đứng trong lòng khán giả bởi mức phí xem một gói truyền hình cáp giờ đây trở nên khá rẻ. NHM bóng đá đã có đủ điều kiện và sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua một gói truyền hình sở hữu bản quyền các giải đấu họ yêu thích. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!