Tiêu chuẩn kép là gì? “Tiêu chuẩn kép” của FIFA và UEFA đối với Nga
Trong những ngày qua, thông tin Nga đem quân tấn công sang Ukraine đang được dư luận quan tâm. Những lệnh trừng phạt dành cho Nga ngay lập tức được thực thi bởi những tổ chức quốc tế lớn, trong đó có những tổ chức bóng đá lớn như FIFA và UEFA. Từ đó, cụm từ “tiêu chuẩn kép” được nhắc đến khá nhiều trong thời điểm mà tác giả của bài viết đang viết bài này. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu xem Tiêu chuẩn kép là gì qua phần nội dung ngay sau đây.
Tiêu chuẩn kép là gì?
Theo wikipedia, tiêu chuẩn kép là việc áp dụng các bộ nguyên tắc khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau. Điều này xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng lại được đối xử khác nhau dù lẽ ra họ phải được đối xử theo cùng một cách.
Để dễ hiểu hơn về từ “tiêu chuẩn kép”, Margaret Eichler – tác giả cuốn sách cuốn “The Double Standard: A Feminist Critique of Feminist Social Science” giải thích rằng tiêu chuẩn kép ngụ ý là hai thứ giống nhau về bản chất và sự vật nhưng lại được đo lường bằng hai tiêu chuẩn khác nhau.
Ngoài ra, tiêu chuẩn kép là cùng một sự việc, hành động, người này làm thì nói là đúng nhưng người kia làm thì lại bảo rằng đó là sai. Đó là luật lệ của người này nhưng ngoại lệ với người khác. Điều này thể hiện rõ tính cách hai mặt, tính lợi dụng thời cơ một cách thực dụng, mập mờ và không theo bất kỳ nguyên tắc nào. Như vậy, tiêu chuẩn kép được xem là một hành vi tiêu cực vì nó thường chỉ ra sự hiện diện của hành vi đạo đức giả, thiên vị, bất công hay bất bình đẳng.
Tiêu chuẩn kép tiếng Anh là gì?
Theo dictionary.com, cụm từ “tiêu chuẩn kép” được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là double standard.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chuẩn kép
Có nhiều nguyên nhân khiến con người có những hành vi tiêu chuẩn kép. Nhưng chủ yếu là viện cớ lý do để bao biện, bào chữa cho bản thân, che đậy sự phán xét từ dư luận hay cố gắng tìm kiếm những thông tin có lợi cho bản thân người đó. Thường thì con người dùng cảm xúc của bản thân để đánh giá về sự việc hay hành động của người đó thay vì lý tính và dựa theo nguyên tắc.
Trong một cuộc thí nghiệm được thực hiện vào năm 2000, Tiến sĩ Martha Foschi đã thực hiện một bài test về năng lực nhóm và bà kết luận rằng các đặc điểm về địa vị, giới tính, dân tộc và tầng lớp kinh tế xã hội, có thể tạo cơ sở cho việc hình thành các tiêu chuẩn kép. Các tiêu chuẩn đó sẽ được áp dụng khắc khe hơn với người có địa vị xã hội thấp kém.
Tiến sĩ Foschi cũng cho rằng các thuộc tính có giá trị xã hội khác như sắc đẹp, đạo đức và sức khỏe tinh thần cũng chính là những cách thức để hình thành nên tiêu chuẩn kép ở con người. Vì vậy, hành động “nhìn mặt mà bắt hình dong” cũng có thể coi là một biểu hiện của tiêu chuẩn kép.
“Tiêu chuẩn kép” của FIFA và UEFA đối với bóng đá Nga như thế nào?
Để bạn đọc có thể dễ hiểu hơn về một ví dụ liên quan đến cụm từ “tiêu chuẩn kép”, Top Kiến Thức sẽ lấy một ví dụ liên quan đến bóng đá, môn thể thao phổ biến nhất hành tinh và cũng là lĩnh vực mà admin thích nhất.
Cụ thể vào đêm 28/2/2022 rạng sáng 1/3/2022 theo giờ Việt Nam, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã ra quyết định cấm mọi đội bóng của Nga ở cả cấp độ đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ khỏi các giải trực thuộc liên đoàn. Qua đó, đội tuyển Nga bị cấm tham dự vòng play-off World Cup 2022 và câu lạc bộ Spartak Moscow cũng bị loại khỏi Europa League.
FIFA và UEFA cấm Nga tham dự các sự kiện bóng đá quốc tế cho đến khi có thông báo mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bóng đá nam và nữ của Nga sẽ bị cấm tham dự các giải đấu do hai tổ chức này điều hành. Lệnh trừng phạt của hai tổ chức bóng đá lớn này dành cho Nga vì họ không đồng tình với việc quốc gia này đem quân sang tấn công Ukraine. Quyết định của FIFA và UEFA đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ dư luận khi áp dụng các quy tắc do chính họ tự đặt ra dành cho nước Nga.
Trở lại với năm 1999 khi Nam Tư cũ bị NATO ném bom, các cầu thủ Nam Tư đã lên án cuộc tấn công của NATO khi mặc những chiếc áo mang thông điệp hòa bình. Thế nhưng hành động này đã không được FIFA chấp thuận và đưa ra án phạt dành cho Sisina Mihajlovic và Dejan Stankovic vì lý do chính trị. Chưa kể đến việc Mỹ và NATO tấn công các quốc gia vùng vịnh nhưng không có bất kỳ án phạt nào đưa ra dành cho Mỹ và các nước đồng minh.
Hình phạt của FIFA được đưa ra nhằm khẳng định rằng chính trị không liên quan gì đến bóng đá. Thế nhưng chính tổ chức này đã đưa ra hình phạt dành cho Nga khi quốc gia này đem quân xâm lược Ukraine, trong khi Mỹ xâm lược các quốc gia Ả Rập và những nước không phải đồng minh thì lại không can thiệp vào. Hành động cấm vận Nga có thể được xem là “tiêu chuẩn kép” của cả FIFA và UEFA.
Đội tuyển bóng đá Nga và các câu lạc bộ của Nga tham dự cúp châu Âu đều phải chịu những án phạt không phải do chính họ gây ra. Các cầu thủ Nga vô tội không dính dáng đến chiến tranh nhưng cũng trở thành nạn nhân của “tiêu chuẩn kép” từ các tổ chức thể thao lớn của thế giới.
Trong quy chế của FIFA nêu rõ rằng tổ chức này duy trì thái độ trung lập về các vấn đề tôn giáo và chính trị, đồng thời họ cũng cấm những hành vi phân biệt đối xử và những yếu tố can thiệp liên quan đến yếu tố chính trị. Thế nhưng, cả FIFA và UEFA đã đưa ra điều ngược lại so với tôn chỉ của họ và đưa ra luật lệ dành riêng cho nước Nga, hành động của những tổ chức lớn đang vấp phải sự phẫn nộ trong dư luận.
Như vậy bạn đã hiểu Tiêu chuẩn kép là gì và “Tiêu chuẩn kép” của FIFA và UEFA đối với bóng đá Nga như thế nào? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và mong rằng thế giới sẽ trở nên bình yên không có chiến tranh. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến chủ đề này!
Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!