Self-help là gì? Vì sao tư duy Self-help độc hại?

Self-help là từ ngữ được đề cập rất nhiều trong cuộc sống, nhất là khi bạn đọc những cuốn sách dạy làm giàu. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu xem Self-help là gì? Vì sao tư duy Self-help độc hại?

Self-help là gì?

Theo Wikipedia, Self-help hay self-improvement (tự cải thiện/tự phát triển) là thuật ngữ chỉ hành động tự phát triển chính mình – về phương diện kinh tế, trí tuệ hoặc tình cảm – thường dựa trên cơ sở tâm lý học.

Việc thực hành self-help thường diễn ra dưới hình thức các nhóm hỗ trợ, trên Internet hoặc gặp trực tiếp, quy tụ những người có hoàn cảnh tương tự tham gia cùng nhau. Khởi đầu như một khái niệm trong thực hành pháp lý tự định hướng và lời khuyên tại nhà, self-help đã lan rộng sang các lĩnh vực giáo dục, kinh doanh, tâm lý học và trị liệu tâm lý – dẫn tới sự ra đời của thể loại sách về self-help.

Self-help là gì? Vì sao tư duy Self-help độc hại?

Self-help thực ra chỉ là cái để bạn cải thiện bản thân

Sách Self-help là gì?

Sách Self-help còn được gọi là sách tự lực hay sách tự trợ. Thể loại sách này được viết với mục đích hướng người đọc cách giải quyết và xử lý vấn đề bản thân. Ngoài ra, sách self-help còn được gọi là loại sách “tự hoàn thiện”.

Mặc dù là một cuốn sách mang đến những luồng thông tin “tích cực”, nhưng từ rất nhiều nguồn internet đã trích dẫn rằng việc đọc sách self-help sẽ vô cùng độc hại. Không ít người đưa ra những dẫn chứng cho thấy về tác hại của việc đọc loại sách này, đặc biệt là cuốn sách được biết đến nhiều nhất chính là “Đắc nhân tâm”.

Nguồn gốc của self-help

Thuật ngữ “self-help” thường xuất hiện vào những năm 1800 trong ngữ cảnh pháp lý. Tuy nhiên, những tác phẩm về self-help đã có từ thời kỳ Thời đại cổ điển khi tác phẩm Works and Days của Hesiod đã “bắt đầu với những trình bày về chấn chỉnh đạo đức, được giải thích rõ ràng theo mọi cách mà Hesiod có thể nghĩ ra”.

Self-help được sử dụng với ý nghĩa một bên trong tranh chấp có quyền sử dụng các phương tiện hợp pháp theo sáng kiến ​​của riêng họ để có thể khắc phục sai lầm. Còn với tác phẩm “Constitution” (1828) của George Combe được xem là sự khởi đầu cho phong trào self-help.

Tác phẩm thành công nhất về self-help chính là “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie khi đã xuất bản hơn 50 triệu bản. Cho đến nay, “Đắc nhân tâm” cũng chính là tác phẩm kinh điển khi nói về self-help.

Self-help là gì? Vì sao tư duy Self-help độc hại?

Cuốn sách self-help nổi tiếng nhất chính là “Đắc nhân tâm”

Lợi ích của việc đọc sách self-help

Sách self-help là loại sách chia sẻ về kỹ năng sống, tác giả đưa ra những quan điểm tích cực để tiếp thêm động lực cho người đọc. Những nội dung về kỹ năng sống hoàn toàn không liên quan nhiều đến việc kiếm tiền, làm giàu hay giải thích về sự thành công của một cá nhân nào đó.

Trong từ self-help cũng phần nào đó giải thích về Lợi ích của việc đọc thể loại sách này. Từ “self” trong tiếng Anh nghĩa là bản thân, còn “help” là giúp đỡ. Vì vậy self-help cũng có nghĩa là tự giúp đỡ bản thân mình, hay nói cách khác là tự cải thiện bản thân bạn tốt hơn so với phiên bản trước đó.

Ví dụ như trước đây bạn là một người nhút nhát, không dám làm những điều mà mình thích thì sẽ rèn luyện những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc và sở thích. Self-help cũng giúp ích cho bạn rất nhiều về kỹ năng giao tiếp bởi nếu bạn là người ngại nói chuyện trước đám đông thì hãy tham gia vào các hội nhóm giao lưu để giúp bạn có thêm sự tự tin khi giao tiếp.

Ngoài ra, việc đọc sách self-help cũng giúp bạn cải thiện được kỹ năng để có tư duy phản biện. Những điều viết trong sách có thể được chọn lọc cho những điều đúng hoặc sai đối với cá nhân người đọc bởi đó là những quan điểm từ tác giả viết sách.

Vì sao tư duy Self-help độc hại?

Sự trỗi dậy của văn hóa self-help dẫn đến nhiều luồng tranh cãi trái chiều. Theo một nghiên cứu về hiệu ứng Plecebo đã cho thấy “những cuốn băng self-help không có tác dụng thực sự… dù người nghe có thể không nghĩ như vậy”. Việc theo dõi những tác phẩm như vậy khiến nhiều người tỏ ra tự tôn chính mình và quyết định tìm kiếm thêm một cuốn sách self-help khác. Tuy nhiên cũng không có nhiều tác dụng để thay đổi bản thân.

Nhiều ý kiến cho rằng công nghiệp self-help cũng giống với ngành làm đẹp khi cho rằng con người ai cũng có nhu cầu làm tóc, massage và lời khuyên. Vì vậy, self-help cũng chỉ là hoạt động thương mại và những người hoạt động như một dịch vụ cá nhân.

Một số học giả cho rằng tác dụng của việc đọc sách self-help hoàn toàn không chính xác. Thậm chí theo Steve Salerno, self-help không những không giúp ích gì cho chúng ta mà còn có tác hại với xã hội, ông cho rằng có 80% khách hàng của các chương trình, ấn phẩm self-help đều là những khách hàng cũ. Càng đọc thì họ cho rằng những cuốn sách self-help càng hay, điều đó không khác gì thỏa mãn cơn nghiện hơn là sự bổ trợ để tạo nên nguồn năng lượng tích cực.

Hầu hết những cuốn sách dạy làm giàu đều được những tác giả viết và đó cũng chỉ là cách duy nhất để họ có thể làm giàu. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều cuốn sách self-help chưa được kiểm chứng nhưng vẫn được quảng bá rộng rãi, ngay cả những nhà tâm lý học cũng tham gia vào công việc quảng bá những cuốn sách này thay vì đóng góp vào sự phát triển của ngành.

Ở Việt Nam, self-help lại trở thành một tư duy tích cực trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào. Đó cũng là lời lý giải vì sao dẫn đến sự thành công hay thất bại toàn tập của một cá nhân nào đó. Hầu hết là những khóa học dạy làm giàu, sách dạy làm giàu hoặc quan điểm cá nhân của tác giả. Thay vì hướng đến người đọc về tư duy độc lập thì lại kéo họ vào vòng xoáy không lối thoát, thay vì những gì diễn ra ở thực tế thì self-help lại vẽ ra những bức tranh đẹp đẽ rất ảo diệu.

Self-help là gì? Vì sao tư duy Self-help độc hại?

Hầu hết nhiều người khuyên rằng không nên đọc sách self-help

Vậy có nên đọc sách Self-help hay không?

Có thể, những tác hại mà admin sưu tập và tổng hợp thành một bài viết thật sự rất nhiều nhưng vẫn có những điều khiến bạn nên đọc sách self-help một lần trên đời. Không phải góc nhìn nào từ những người giàu có là đúng và trở thành “chân lý”, bởi đôi lúc những câu phát ngôn đó lại được bịa ra để câu view. Bạn chỉ nên đọc để cải thiện bản thân chứ không thể nào có thể thay đổi cả một cuộc sống từ nghèo khó trở nên giàu sang được.

Self-help cũng là một thứ dễ gây nghiện như rượu bia, nếu khai thác đúng vấn đề cần cải thiện như cách bạn uống vài ly rượu thì sẽ thật sự thoải mái. Nhưng khi đọc quá nhiều dễ gây nghiện và sa vào vòng xoay không lối thoát tương tự như uống quá chén thì rất dễ bị xỉn. Vì vậy, self-help không phải là cái để chỉ ra sự thành công hay thất bại của một cá nhân mà chỉ ra việc bạn cần cải thiện điều gì chưa tốt.

Như vậy bạn đã biết Self help là gì? Vì sao tư duy Self help độc hại rồi đúng không nào? Quan điểm trên của admin được tổng hợp từ rất nhiều nguồn tham khảo khác nhau cho nên điều mình nói cũng chưa hẳn là đúng hoàn toàn. Nhưng nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!